$607
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của hình. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ hình.Ukraine đã nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Nga trong suốt gần 3 năm xung đột, tìm cách tấn công những địa điểm Kyiv cho là cung cấp nhiên liệu cho binh sĩ Nga hoặc cung cấp tiền để hỗ trợ chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, theo AFP.Trong cuộc tấn công mới nhất vào đêm 16.2 và rạng sáng 17.2, có 7 máy bay không người lái (UAV) chứa đầy thuốc nổ đã tấn công một trạm bơm của Liên hiệp đường ống Caspian vận chuyển dầu của Kazakhstan qua miền nam nước Nga để xuất khẩu qua ngã biển Đen. Liên hiệp đường ống Caspian (CPC) cũng là tên của công ty liên doanh vận hành đường ống quốc tế này.Theo CPC, vụ tấn công đã đánh trúng trạm bơm Kropotkinskaya, trạm bơm lớn nhất của đường ống CPC tại vùng Krasnodar thuộc miền nam nước Nga. Công ty khẳng định không ai bị thương và nhân viên đã ngăn chặn được vụ tấn công gây tràn dầu.Đường ống CPC dài 1.500 km thuộc sở hữu của một liên doanh do chính phủ Nga và Kazakhstan cũng như các công ty năng lượng lớn của phương Tây gồm Chevron, ExxonMobil và Shell nắm giữ cổ phần, theo AFP.Cả Moscow lẫn Kyiv đều tiến hành các cuộc tấn công bằng UAV trong đêm 16.2 và rạng sáng 17.2, vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi các nhà lãnh đạo của Nga và Ukraine thúc đẩy lệnh ngừng bắn.Không quân Ukraine hôm nay tuyên bố họ đã bắn hạ 83 trong số 147 UAV do Nga phóng trong đêm, đồng thời cho biết thêm 59 chiếc UAV khác "biến mất" mà không gây ra thiệt hại.Công ty điều hành lưới điện Ukrenergo của Ukraine đã thông báo tình trạng mất điện khẩn cấp ở một số khu vực của nước này "do hậu quả từ cuộc tấn công của Nga vào các cơ sở năng lượng".Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga hôm nay tuyên bố các lực lượng nước này đã chặn và phá hủy 90 UAV của Ukraine, trong đó có 24 chiếc ở khu vực Krasnodar.Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Nga cũng như Ukraine đối với vụ đường ống quốc tế nói trên bị UAV tấn công và tuyên bố mới của bên kia. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của hình. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ hình.Phố chuyên doanh trang trí nội thất Ngô Gia Tự (Q.10) được thành lập từ năm 2019 trên cơ sở có hàng trăm tiệm bán bàn ghế, tủ, giường... nằm san sát nhau mấy chục năm qua. Các tiểu thương ở phố nội thất cho biết, thời hoàng kim hơn chục năm về trước, vào dịp tết, con phố này tấp nập người đến mua sắm. Nhân viên, chủ tiệm làm việc không ngơi tay. Tuy nhiên, từ sau dịch Covid-19 và đỉnh điểm là dịp Tết Nguyên đán năm nay, con phố vắng vẻ, ảm đạm chưa từng thấy. Anh Vĩnh Phú (50 tuổi) - chủ cửa hàng 20 năm chuyên bán và thi công các loại nội thất bằng kính, cửa kính... trên đường Ngô Gia Tự cho biết: "Gần tết, các gia đình thường có nhu cầu mua sắm đồ nội thất mới. Đơn vị xây dựng các công trình nhà ở cũng thường hoàn tất thi công, bàn giao cho chủ đầu tư dọn vào nhà mới. Vì thế, đồ nội thất thường đắt hàng vào cuối năm". ️
So với quy định trước đây tại luật Giao thông đường bộ (GTĐB), điểm khác biệt là luật mới "khống chế" tổng thời gian lái xe trong một tuần không quá 48 giờ.Anh Nguyễn Trung (trú Ninh Bình), có gần 5 năm lái xe đầu kéo, cho rằng nghề tài xế lái nhiều thì thu nhập đảm bảo, lái quá ít thì thu nhập bấp bênh. Anh ủng hộ việc siết chặt quy định về số giờ lái xe nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông; nhưng nếu quy định cứng 48 giờ một tuần thì việc chấp hành là không hề dễ dàng."Tắc đường, nhất là những ngày cận tết, hoặc gặp một vụ tai nạn khiến giao thông ùn ứ chẳng hạn… khiến xe phải "chôn chân" trên đường; chưa kể sau 4 tiếng phải dừng nghỉ nhưng không thể, vì không có trạm dừng nghỉ hoặc đang tắc đường", anh Trung nói.Ông Đỗ Văn Bằng, Giám đốc Công ty TNHH TM-DV Minh Thành Phát (xe Sao Việt), Chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP.Hà Nội, cũng nói quy định lái xe tối đa 48 giờ mỗi tuần là "rất khó" để chấp hành. Trước đây, luật GTĐB chỉ quy định thời gian lái xe tối đa một ngày là 10 giờ, vì thế mỗi tuần tài xế của hãng thường lái xe khoảng 70 giờ. Số giờ này vừa đảm bảo thu nhập cho tài xế, vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (DN).Theo ông Bằng, lái xe là một nghề chuyên nghiệp, nếu "đóng khung" thời gian làm việc như hành chính sẽ ảnh hưởng rất nhiều. Ông mong muốn cơ quan quản lý có sự điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn, nhu cầu của tài xế và DN vận tải.Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN Nguyễn Văn Quyền chỉ ra nhiều "biến số" ảnh hưởng đến thời gian lái xe của tài xế. Điển hình như hệ thống đường bộ chưa đồng bộ, thường xảy ra tình trạng ùn tắc… Một số tuyến cao tốc chưa có trạm dừng nghỉ, nhất là trục cao tốc Bắc - Nam, xe phải chạy liên tục đến khi ra khỏi cao tốc mới có thể tìm được điểm dừng nghỉ.Những yếu tố khách quan nêu trên dẫn đến người điều hành vận tải và người lái xe không hoàn toàn làm chủ được thời gian lái xe; người lái xe và cả DN đều có thể bị xử phạt.Cũng theo ông Quyền, các DN kinh doanh vận tải đường dài, như tuyến Bắc - Nam, Tây Bắc… thông thường bố trí 2 lái xe. Nếu áp dụng theo quy định tại luật Trật tự, an toàn GTĐB, các DN phải bố trí 3 lái xe. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến chi phí hoạt động DN mà còn rất khó thực hiện, vì theo thiết kế của ô tô đầu kéo chỉ có 2 ghế và quy định chỉ được 2 người ngồi (kể cả xe có thiết kế giường nằm).Ông Nguyễn Văn Quyền cho biết, mới đây Hiệp hội Vận tải ô tô VN và Hiệp hội Logistics Hà Nội đều có văn bản kiến nghị gỡ vướng quy định liên quan đến số giờ lái xe của tài xế kinh doanh vận tải.Ban đầu, Hiệp hội Vận tải ô tô VN đề nghị nâng thời gian lái xe tối đa trong một tuần lên 55 - 60 giờ, sau đó đề nghị nâng lên 70 giờ. Hiệp hội này dẫn chứng tại Liên minh châu Âu (EU) quy định số giờ lái xe tối đa của người lái ô tô là 56 giờ/tuần, ở Mỹ từ 60 - 70 giờ/tuần, Nhật Bản khoảng 60 giờ/tuần…Theo ông Quyền, đa số các quốc gia trên đều có chất lượng hạ tầng giao thông tốt hơn VN, thời gian được phép lái xe đều cao hơn 48 giờ mỗi tuần. Căn cứ vào chất lượng hạ tầng giao thông của VN, hiệp hội kiến nghị nâng thời gian lái xe như đã nêu, đồng thời chỉ xử phạt khi thời gian lái xe liên tục và trong một ngày vượt quá 10% quy định.Trong khi đó, Hiệp hội Logistics Hà Nội dẫn số liệu khảo sát cho thấy thời gian lái xe liên tục trong một tuần của tài xế kinh doanh vận tải ở VN hiện nay khoảng 60 - 65 giờ (vận tải đường ngắn dưới 300 km) và trên 65 giờ (vận tải đường dài trên 300 km). Việc quy định tối đa 48 giờ mỗi tuần khiến số giờ làm việc của lái xe bị giảm khoảng 20 - 30%, thu nhập giảm, giá cước vận tải tăng… Hiệp hội này kiến nghị điều chỉnh số giờ làm việc của lái xe lên 65 giờ một tuần, đồng thời chưa tiến hành xử phạt lái xe, DN trong thời gian tới để xem xét, điều chỉnh thời gian làm việc của lái xe cho phù hợp hoàn cảnh thực tế.Đại diện Cục CSGT Bộ Công an cho biết, quy định về thời gian lái xe nhằm bảo đảm các quy định có liên quan của bộ luật Lao động cũng như Công ước Vienna về GTĐB. Trong đó, bộ luật Lao động quy định thời gian làm việc bình thường của người lao động tại VN không quá 8 giờ một ngày và 48 giờ một tuần.Theo đại diện Cục CSGT, sau 4 tiếng lái xe liên tục, người lái xe có thể nghỉ ngơi khoảng 15 phút và được phép lái xe tiếp tục hành trình. "Khi lái tập trung quá lâu với thời gian trên 4 tiếng liên tục, theo nguyên lý sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi. Việc nghỉ ngơi giúp hệ thần kinh ngắt tình trạng căng thẳng, giúp tái tạo sức lao động", vị đại diện CSGT nhận định.Đại diện Cục CSGT cho rằng, trong các tình huống bất khả kháng như tắc đường hoặc điểm dừng xe nghỉ ngơi không đảm bảo…, tài xế có thể tiếp tục hành trình để thoát khỏi khu vực đó. Khi xem xét các tình huống, CSGT sẽ tính toán thêm các yếu tố liên quan, không chỉ tập trung vào xử phạt. Tuy nhiên, người lái xe sau khi thoát khỏi khu vực bất khả kháng, cần thực hiện ngay việc nghỉ ngơi, tránh lạm dụng để cố lái xe.Đại diện Cục CSGT cũng khuyến cáo cơ quan chức năng sẽ tập trung kiểm soát các lái xe đường dài sao cho họ có sự chủ động, lường trước và tính toán về thời gian nghỉ ngơi hợp lý, đúng quy định.Theo quy định tại Nghị định 168/2024, tài xế ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ nếu lái xe quá thời gian quy định hoặc không thực hiện đúng quy định về thời gian nghỉ giữa 2 lần lái xe liên tục sẽ bị phạt tiền 3 - 5 triệu đồng. Hình phạt bổ sung là trừ 2 điểm giấy phép lái xe. Ngoài ra, chủ xe để cho tài xế của mình lái xe liên tục quá thời gian quy định, cũng sẽ bị xử phạt 4 - 6 triệu đồng (cá nhân) và 8 - 12 triệu đồng (tổ chức). CSGT sẽ kiểm soát dữ liệu từ camera hành trìnhTheo quy định tại luật Trật tự, an toàn GTĐB, ô tô kinh doanh vận tải phải lắp thiết bị giám sát hành trình; ô tô chở người từ 8 chỗ trở lên (không kể chỗ của tài xế) kinh doanh vận tải, ô tô đầu kéo, xe cứu thương, xe cứu hộ giao thông phải lắp thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe.Cục CSGT cho biết, kể từ 1.1.2025, lực lượng CSGT được giao nhiệm vụ quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống quản lý dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe. Việc này nhằm phục vụ công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn GTĐB và xử lý hành vi vi phạm, quản lý nhà nước về vận tải đường bộ. Dữ liệu cũng sẽ được kết nối, chia sẻ với Cục Đường bộ VN (Bộ GTVT), sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư và các cơ quan có liên quan theo quy định pháp luật. ️
Trao đổi với Thanh Niên chiều 11.2, một lãnh đạo Q.Tây Hồ (Hà Nội) cho biết, Công an Q.Tây Hồ đang khẩn trương xác minh, xử lý nghiêm vụ việc nam shipper bị tài xế xe ô tô Lexus hành hung, khiến dư luận phẫn nộ.Theo vị lãnh đạo này, ngay sau khi vụ việc xảy ra, lực lượng công an đã mời tài xế điều khiển xe ô tô Lexus, nam shipper và những nhân chứng đến trụ sở để làm việc, ghi nhận lời khai. "Bước đầu, vụ việc xác định có lỗi của cả hai bên. Tuy nhiên, quá trình xô xát, tài xế Lexus còn dùng cả mũ bảo hiểm để hành hung. Hành động này mang tính chất côn đồ. Quan điểm của quận trong vụ việc này là phải xử lý nghiêm, ai sai đến đâu thì xử lý đến đó", vị lãnh đạo cho biết thêm.Trước đó, tối 10.2, trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip quay cảnh nam shipper lái xe máy xảy ra mâu thuẫn với người đàn ông điều khiển xe ô tô Lexus. Sau đó, người lái ô tô lao vào đánh, đấm liên tiếp vào vùng mặt, đầu nam shipper.Chưa dừng lại, tài xế ô tô còn "lên gối" và đá vào mặt nam thanh niên đang ngồi trên xe máy. Đỉnh điểm, nam tài xế ô tô lấy mũ bảo hiểm đập liên tiếp vào đầu nạn nhân.Nam shipper bị hành hung được xác định là anh Nguyễn Xuân Hưng (31 tuổi). Sáng 11.2, anh Hưng được Công an P.Yên Phụ (Q.Tây Hồ) mời đến trụ sở để lấy lời khai, cho giám định thương tích.Theo anh Hưng, sự việc xảy ra ngày 10.2, sau khi ô tô Lexus va chạm với xe máy của anh thì một người đàn ông bước xuống chửi bới và liên tiếp đánh, đấm anh. Từ khi xảy ra vụ việc, anh Hưng chưa nhận được lời xin lỗi hay hỏi thăm của tài xế ô tô cũng như người thân của tài xế này. ️